Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân có bắt buộc phải có sẵn tại doanh nghiệp hay không?
- Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp nào?
- Dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
- Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân có bắt buộc phải có sẵn tại doanh nghiệp hay không?
Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp nào?
Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân như sau:
Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
…
2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;
d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xóa, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);
đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
Như vậy, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
Dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Căn cứ tại điểm k khoản 3 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
đ) Quốc tịch;
e) Hình ảnh của cá nhân;
g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
h) Tình trạng hôn nhân;
i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản.
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân có bắt buộc phải có sẵn tại doanh nghiệp hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân như sau:
Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
…
4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.
5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.
6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn tại doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?