Hồ sơ đăng ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương đối với cá nhân tư vấn gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương đối với cá nhân tư vấn gồm những gì?
- Quy trình thẩm định và công nhận cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương được thực hiện thế nào?
- Cá nhân tham gia vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công thương có quyền hạn gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương đối với cá nhân tư vấn gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Mục III Quy định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 842/QĐ-BCT năm 2020 quy định như sau:
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG
1. Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương
Thực hiện theo quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể:
a) Đối với cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản sao hợp lệ bằng đào tạo, chứng chỉ;
- Báo cáo thuyết minh về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của tiêu chí;
- Bản sao hợp lệ các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kèm bản gốc để đối chiếu).
b) Đối với tổ chức tư vấn, hồ sơ bao gồm:
- Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập;
- Báo cáo thuyết minh về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của tiêu chí của tổ chức và của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức;
- Bản sao hợp lệ các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kèm bản gốc để đối chiếu).
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đăng ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương đối với cá nhân tư vấn gồm những nội dung sau đây:
(1) Sơ yếu lý lịch;
(2) Bản sao hợp lệ bằng đào tạo, chứng chỉ;
(3) Báo cáo thuyết minh về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của tiêu chí;
(4) Bản sao hợp lệ các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kèm bản gốc để đối chiếu).
Hồ sơ đăng ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương đối với cá nhân tư vấn gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quy trình thẩm định và công nhận cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 2 Mục III Quy định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 842/QĐ-BCT năm 2020 quy định như sau:
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG
...
2. Quy trình thẩm định và công nhận các tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn.
Sau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân, tổ chức vào mạng lưới tư vấn viên; gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
...
Như vậy, quy trình thẩm định và công nhận cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương được thực hiện như sau:
(1) Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân đăng ký tham gia tư vấn.
(2) Sau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân vào mạng lưới tư vấn viên;
Đồng thời gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cá nhân tham gia vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công thương có quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 3 Mục III Quy định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 842/QĐ-BCT năm 2020 quy định như sau:
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG
...
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn và tư vấn viên
a) Quyền lợi
- Được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn; tham quan, học tập kinh nghiệm khi có yêu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực tư vấn ngành Công Thương.
- Đàm phán và ký biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn, hợp đồng tư vấn.
- Thu phí tư vấn theo thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn.
- Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
- Yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
- Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân tham gia vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công thương có các quyền hạn sau đây:
(1) Được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn; tham quan, học tập kinh nghiệm khi có yêu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực tư vấn ngành Công Thương.
(2) Đàm phán và ký biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn, hợp đồng tư vấn.
(3) Thu phí tư vấn theo thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn.
(4) Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
(5) Yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
(6) Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị cử tri là gì? Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào?
- Con thương binh, liệt sỹ được cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển đại học? Cách xác định mức điểm ưu tiên là gì?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng là bao nhiêu?
- Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước năm 1993 được quy định như thế nào?
- Trong mọi trường hợp cơ quan cấp sổ đỏ sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp không đúng thẩm quyền đúng không?