Hồ sơ đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi sẽ bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi sẽ bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi bao gồm:
- Thông báo về việc đăng ký lại văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 89/2024/NĐ-CP). Tải về
- Quyết định chuyển đổi, trong đó bao gồm thông tin về văn phòng đại diện được đăng ký lại theo quy định tại Nghị định 89/2024/NĐ-CP (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 89/2024/NĐ-CP). Tải về
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
+ Trường hợp nội dung đăng ký hoạt động văn phòng đại diện đã được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty con chưa chuyển đổi hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doành của công ty con chưa chuyển đổi hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thay cho loại giấy tờ này;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi.
Hồ sơ đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi sẽ bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục đăng ký lại văn phòng đại diện của công ty con chưa chuyển đổi như sau:
- Trường hợp công ty con chưa chuyển đổi có văn phòng đại diện, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau chuyển đổi có trách nhiệm đăng ký lại văn phòng đại diện theo quy định tại Nghị định 89/2024/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gửi hồ sơ đăng ký lại văn phòng đại diện quy định tại Điều 13 Nghị định 89/2024/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chuyển đổi
...
2. Nguyên tắc kê khai và thực hiện đăng ký doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo đúng các thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước, công ty con chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi tắt là Quyết định chuyển đổi). Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi chịu trách nhiệm về các thông tin đã phê duyệt tại Quyết định chuyển đổi.
Đối với các thông tin không có tại Quyết định chuyển đổi, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin do doanh nghiệp tự kê khai.
b) Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Người có thẩm quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại Quyết định chuyển đổi;
d) Việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
a) Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
b) Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp, giữa thành viên của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp, giữa thành viên của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?