Hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động gồm những gì?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động gồm những gì?
- Trình tự cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động thực hiện như thế nào?
- Ai có quyền cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động?
- Cơ sở vật chất của trung tâm sát hạch lái xe cần đáp ứng điều kiện gì?
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động gồm những gì?
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 65/2016/NĐ-CP cụ thể:
- Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.
Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 (Hình từ Internet)
Trình tự cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động thực hiện như thế nào?
Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 65/2016/NĐ-CP cụ thể:
Bước 1:
Sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
Bước 2:
Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ai có quyền cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động?
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 65/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP quy định cụ thể:
Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động
1. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp cho trung tâm sát hạch lái xe đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XII kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận hoặc có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng ô tô sử dụng để sát hạch lái xe. Giấy chứng nhận cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp trước đó.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động trung tâm sát hạch lái xe
a) Cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2;
b) Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 3 trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, Sở Giao thông vận tải có quyền cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 3 trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ sở vật chất của trung tâm sát hạch lái xe cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện về cơ sở vật chất của trung tâm sát hạch lái xe cần đáp ứng nếu muốn kinh doanh, hoạt động trên thực tế được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Điều kiện chung
- Diện tích trung tâm sát hạch lái xe:
Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;
- Số lượng xe cơ giới dùng để sát hạch:
Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe.
- Thiết bị sát hạch lý thuyết:
Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;
- Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình:
Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
- Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường:
Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
- Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe:
Có ít nhất 01 thiết bị được cài đặt phần mềm sát hạch lái xe mô phỏng do Bộ Giao thông vận tải quy định.
(2) Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm:
Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?