Hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật hay không?
Hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật hay không?
Theo Điều 1 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
2. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy định nêu trên thì hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là bí mật nhà nước độ Tối mật.
Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Hồ sơ bệnh án
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Căn cứ trên quy định hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị (Bí mật nhà nước độ Tối mật) được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
2. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
Lưu ý: Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có phải là bí mật nhà nước độ Tối mật hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo vệ hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là bao nhiêu năm?
Theo Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, thời hạn bảo vệ hồ sơ bệnh án của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị (Bí mật nhà nước độ Tối mật) là 20 năm.
Lưu ý:
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?