Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề không?
- Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề không?
- Mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề cụ thể được quy định như thế nào?
- Nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất đối với trường hợp vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề được lấy từ đâu?
Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề không?
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 Nghị định 28/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"Điều 20. Đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề bao gồm:
1. Hộ nghèo dân tộc thiểu số.
2. Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi."
"Điều 21. Điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
4. Đối tượng vay vốn chỉ được thụ hưởng một trong hai chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề."
Theo đó, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Do đó, để được vay vốn thì đối tượng nêu trên cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nêu trên.
Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề không?
Mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề cụ thể được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định 28/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
(1) Mức cho vay
"1. Mức cho vay hỗ trợ đất sản xuất do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 77,5 triệu đồng/hộ.
2. Mức cho vay chuyển đổi nghề do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa bằng mức cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Mức cho vay chi phí học nghề tối đa bằng mức cho vay áp dụng đối với chính sách tín dụng học sinh, sinh viên quy định trong từng thời kỳ."
(2) Thời hạn cho vay
"Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm."
(3) Lãi suất cho vay
"1. Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay."
Nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất đối với trường hợp vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề được lấy từ đâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 28/2022/NĐ-CP, nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất được quy định như sau:
"Điều 5. Nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất
1. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Giai đoạn 2022 - 2023: Số tiền 9.000 tỷ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
b) Giai đoạn 2024 - 2025: Trên cơ sở báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách giai đoạn 2024 - 2025.
2. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2021 - 2025 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2022 - 2023 là nguồn 2 nghìn tỷ đồng quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15; giai đoạn sau năm 2023 được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (nếu có)."
Như vậy, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể luật định. Mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và nguồn vốn vay được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?