Hộ gia đình sản xuất rau màu bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc nào?
Hộ gia đình sản xuất rau màu bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc nào?
Hộ gia đình sản xuất rau màu bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
- Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
- Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
- Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Hộ gia đình sản xuất rau màu bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Diện tích rau màu bị thiệt hại do thiên tai trên 50% được Nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Diện tích rau màu bị thiệt hại do thiên tai trên 50% được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:
Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:
a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:
a) Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
…
Như vậy, theo quy định trên thì diện tích rau màu bị thiệt hại do thiên tai trên 50% được Nhà nước hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha.
Hồ sơ xin hỗ trợ khôi phục sản xuất rau màu bị thiệt hại do bão gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ xin hỗ trợ khôi phục sản xuất rau màu bị thiệt hại do bão gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ xin hỗ trợ khôi phục sản xuất rau màu bị thiệt hại do bão gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
- Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?