Hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do bão được xem xét hỗ trợ khi nào? Nguồn lực hỗ trợ được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do bão được xem xét hỗ trợ khi nào? Nguồn lực hỗ trợ được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Dương.

Diện tích cây rừng bị thiệt hại do thiên tai trên 70% được Nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Diện tích cây rừng bị thiệt hại do thiên tai trên 70% được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:

Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:
a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.

Như vậy, theo quy định trên thì diện tích cây rừng bị thiệt hại do thiên tai trên 70% được Nhà nước hỗ trợ là 4.000.000 đồng/ha.

cây rừng

Hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do bão được xem xét hỗ trợ khi nào? Nguồn lực hỗ trợ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do bão được xem xét hỗ trợ khi nào?

Hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do bão được xem xét hỗ trợ đáp ứng tất cả các điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:

- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

- Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

- Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

- Thời điểm xảy ra thiệt hại:

+ Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.

Nguồn lực hỗ trợ hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do thiên tai được quy định như thế nào?

Nguồn lực hỗ trợ hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do thiên tai được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 02/2017/NĐ-CP như sau:

Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương
1. Nguồn lực:
a) Dự phòng ngân sách trung ương;
b) Dự phòng ngân sách địa phương;
c) Quỹ phòng, chống thiên tai;
đ) Nguồn dự trữ quốc gia;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
a) Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
c) Các quy định khác:
Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên thì nguồn lực hỗ trợ hộ gia đình sản xuất cây rừng bị thiệt hại do thiên tai được quy định như sau:

- Dự phòng ngân sách trung ương;

- Dự phòng ngân sách địa phương;

- Quỹ phòng, chống thiên tai;

- Nguồn dự trữ quốc gia;

- Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sản xuất nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được mua đất trồng lúa hay không?
Pháp luật
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là gì?
Pháp luật
Đồng bào dân tộc thiểu số không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi thực hiện đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa do ai thực hiện?
Pháp luật
Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa phải đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là trực tiếp sản xuất nông nghiệp? Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không?
Pháp luật
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất nông nghiệp
689 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất nông nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất nông nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào