Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với công suất bao nhiêu thì được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực?
- Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với công suất bao nhiêu thì được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh?
Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định này.
(2) Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
(3) Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
(4) Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy.
Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
(5) Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
(6) Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với công suất bao nhiêu thì được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực? (Hình từ Internet)
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với công suất bao nhiêu thì được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 135/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách khuyến khích
1. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất trong các trường hợp:
a) Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia;
b) Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia;
c) Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.
2. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực (trừ trường hợp thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương) và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất.
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Nghị định 135/2024/NĐ-CP như sau:
Chính sách khuyến khích
...
7. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch và điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW nếu không dùng hết được bán điện dư lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế;
b) Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia;
c) Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái công trình xây dựng là công sở hoặc công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
8. Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
9. Khuyến khích tổ chức, cá nhân lắp đặt hệ thống lưu trữ điện để bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.
Theo đó, hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thì không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: Yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời được quy định như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?