Hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình có được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình có được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý hay không? Câu hỏi của chị P.Y.Q đến từ TP.HCM.

Hộ gia đình có được nhận trẻ em bị bạo lực gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại nhà hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như sau:

1. Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như sau:

Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, hộ gia đình được nhận trẻ em bị bạo lực gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại nhà.

Hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình tạm thời tại nhà có được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý hay không?

Chăm sóc trẻ em

Hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình tạm thời tại nhà có được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý hay không? (Hình từ Internet)

Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng được quy định khoản 3 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.

Đồng thời, dựa vào quy định tại khoản c Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
1. Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:
a) Chế độ dinh dưỡng phù hợp;
b) Sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân;
c) Tư vấn, đánh giá tâm, sinh lý;
d) Chính sách, pháp luật liên quan;
đ) Các nghiệp vụ liên quan khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình tạm thời tại nhà được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý.

Các yêu cầu bảo vệ trẻ em được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 47 Luật Trẻ em 2016 về các yêu cầu bảo vệ trẻ em như sau:

- Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

+ Phòng ngừa;

+ Hỗ trợ;

+ Can thiệp.

- Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

- Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tóm lại, hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ bị bạo lực gia đình tạm thời tại nhà được tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
446 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào