Hồ chứa quặng đuôi nguy hại là gì? Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Hồ chứa quặng đuôi nguy hại là gì? Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Quảng Ninh.

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại là gì?

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 41/2020/TT-BCT thì hồ chứa quặng đuôi nguy hại là hồ chứa quặng đuôi lưu giữ quặng đuôi có thành phần nguy hại hoặc được dự báo là có thành phần nguy hại với hàm lượng vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định.

Hồ chứa quặng đuôi

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại là gì? Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không? (Hình từ Internet)

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không?

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 41/2020/TT-BCT về quan trắc chuyển vị như sau:

Quan trắc chuyển vị
1. Chủ sở hữu có trách nhiệm lắp đặt hệ thống quan trắc chuyển vị dọc theo đỉnh đập, vai đập, thân đập để theo dõi diễn biến chuyển vị không gian của đập chắn theo 02 (hai) phương vuông góc.
2. Các hồ chứa quặng đuôi lớn và hồ chứa quặng đuôi nguy hại phải thực hiện quan trắc chuyển vị.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ chứa quặng đuôi nguy hại phải thực hiện quan trắc chuyển vị.

Thiết bị phục vụ vận hành hồ chứa quặng đuôi lớn được quy định như thế nào?

Thiết bị phục vụ vận hành hồ chứa quặng đuôi lớn được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 41/2020/TT-BCT về thiết bị phục vụ vận hành như sau:

Thiết bị phục vụ vận hành
1. Các thiết bị đóng mở cống, đập tràn vận hành bằng năng lượng điện phải có nguồn điện dự phòng; kiểm tra nguồn điện dự phòng trước mùa mưa lũ và định kỳ hàng tuần trong mùa lũ để đảm bảo hệ thống này luôn sẵn sàng hoạt động.
2. Đối với các hồ chứa quặng đuôi lớn và hồ chứa quặng đuôi nguy hại, trang bị phương tiện đo đạc tự động đối với những yếu tố giám sát thường xuyên, liên tục; ứng dụng tin học vào quản lý, xử lý, lưu trữ dữ liệu; lắp đặt camera quan sát thường xuyên hoạt động, theo dõi sạt lở của hồ chứa; các số liệu đo được truyền về phòng/ban chịu trách nhiệm vận hành hồ chứa để xử lý và ứng phó kịp thời nếu sự cố xảy ra.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị phục vụ vận hành hồ chứa quặng đuôi lớn được quy định như sau:

- Trang bị phương tiện đo đạc tự động đối với những yếu tố giám sát thường xuyên, liên tục;

- Ứng dụng tin học vào quản lý, xử lý, lưu trữ dữ liệu;

- Lắp đặt camera quan sát thường xuyên hoạt động, theo dõi sạt lở của hồ chứa;

- Các số liệu đo được truyền về phòng/ban chịu trách nhiệm vận hành hồ chứa để xử lý và ứng phó kịp thời nếu sự cố xảy ra.

Báo cáo hồ chứa quặng đuôi nguy hại phải gửi cho cơ quan nào?

Báo cáo hồ chứa quặng đuôi nguy hại phải gửi cho cơ quan được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 41/2020/TT-BCT về chế độ báo cáo như sau:

Chế độ báo cáo
1. Các báo cáo, kế hoạch, kết quả kiểm tra, giám sát liên quan đến hoạt động quản lý vận hành, kiểm tra hồ chứa quặng đuôi phải được lưu giữ tại trụ sở làm việc của Chủ sở hữu đến khi hồ chứa quặng đuôi kết thúc hoạt động và hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Chủ sở hữu có trách nhiệm gửi Báo cáo dữ liệu và kết quả kiểm tra, giám sát hồ chứa quặng đuôi quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư này dưới dạng file điện tử PDF (được chụp từ bản báo cáo giấy hoặc được ký điện tử) và dạng file Microsoft Excel về Sở Công Thương trước ngày 31 tháng 01 và ngày 31 tháng 7 hàng năm thông qua địa chỉ thư điện tử do Sở Công Thương công bố.
3. Đối với các hồ chứa quặng đuôi lớn và hồ chứa quặng đuôi nguy hại, các báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ sở hữu phải gửi đồng thời về Bộ Công Thương (thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) thông qua địa chỉ thư điện tử do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp công bố.
4. Trong trường hợp xảy ra sự cố, Chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra sự cố hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày khắc phục xong sự cố, Chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo kết quả khắc phục theo quy định trong Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hồ chứa quặng đuôi

Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo hồ chứa quặng đuôi nguy hại phải gửi cho Sở Công Thương và Bộ Công Thương (thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) thông qua địa chỉ thư điện tử do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp công bố.

Hồ chứa quặng đuôi nguy hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ chứa quặng đuôi nguy hại là gì? Hồ chứa quặng đuôi nguy hại có cần phải thực hiện quan trắc chuyển vị không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ chứa quặng đuôi nguy hại
199 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ chứa quặng đuôi nguy hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: