Hồ chứa nước là gì? Việc lưu trữ hồ sơ công trình hồ chứa nước được thực hiện theo quy định như thế nào?
Hồ chứa nước là gì?
Hồ chứa nước được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
3. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
4. Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
5. Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
6. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng (đập, hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu đập, hồ chứa nước.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
Hồ chứa nước là gì? (Hình từ Internet)
Hồ chứa nước được kiểm tra công tác nghiệm thu như thế nào?
Hồ chứa nước được kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra công tác nghiệm thu đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa nước có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi cấp I, cấp đặc biệt; đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ giao; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công Thương kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện cấp I, cấp đặc biệt; đập, hồ chứa thủy điện do Thủ tướng Chính phủ giao; đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về thủy lợi, thủy điện của tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của tỉnh và đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện xây dựng trên địa bàn không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ chứa nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Việc lưu trữ hồ sơ công trình hồ chứa nước được thực hiện như thế nào?
Việc lưu trữ hồ sơ công trình hồ chứa nước được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
Việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình đập, hồ chứa nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, xây dựng và các quy định sau:
1. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi nghiệm thu đưa công trình vào khai thác.
2. Đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có lưu trữ hồ sơ công trình thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ công trình chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Chủ quản lý; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng phục vụ quản lý, khai thác trong thời gian tối thiểu bằng tuổi thọ công trình theo quy định của pháp luật.
4. Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa, phải có hồ sơ lưu trữ bằng bản điện tử và cập nhật vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa nước.
Theo đó, việc lưu trữ hồ sơ công trình hồ chứa nước được thực hiện theo các quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?