Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Nếu có thì phương thức và kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho hộ cận nghèo như thế nào?
Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
"Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng)."
Ngoài ra, khoản 2 Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định về hiệu lực thi hành như sau:
"Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Các quy định tại Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức đóng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
3. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện."
Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, chị thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Công thức tính hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hộ cận nghèo được thực hiện ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định về công thức tính hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hộ cận nghèo như sau:
"Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
a) Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
b) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
- n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
c) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng."
Như vậy hiện nay có 03 công thức đóng hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động nói chung và hộ cận nghèo nói riêng theo quy định pháp luật, cụ thể như:
- Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng
- Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau
- Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức một lần.
Quy định về phương thức và kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hộ cận nghèo như thế nào?
Về phương thức hỗ trợ cũng như Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì theo Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?