Hình thức tư vấn pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật có được tư vấn qua điện thoại không?
Việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại dưới các hình thức trợ giúp pháp lý như sau:
- Tham gia tố tụng;
- Tư vấn pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng.
Hình thức tư vấn pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý
Việc thụ lý trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ vào Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì việc thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý được tiến hành như sau:
- Yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
- Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ như Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; hay các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
Người thực hiện việc trợ giúp pháp lý thực hiện việc tư vấn pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì việc tư vấn pháp luật khi thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như sau:
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, có thể xác định người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời cho người được trợ giúp pháp lý bằng văn bản, hoặc trong trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc đơn giản thì người tiếp nhận trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp và cung cấp thông tin pháp luật trực tiếp ngay cho người được trợ giúp pháp lý mà không được cung cấp thông tin bằng điện thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?