Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
- Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
- Có những hình thức kiểm soát đặc biệt nào đối với tổ chức tín dụng?
- Quyết định kiểm soát đặc biệt gồm có những nội dung nào?
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt từ thời điểm nào?
Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt;
g) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt;
h) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
i) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định trên, hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định.
Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Có những hình thức kiểm soát đặc biệt nào đối với tổ chức tín dụng?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định hình thức kiểm soát đặc biệt như sau:
Hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định trên, có 02 hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
(1) Giám sát đặc biệt;
(2) Kiểm soát toàn diện.
Theo đó, giám sát đặc biệt và kiểm soát toàn diện được hiểu như sau:
- Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quyết định kiểm soát đặc biệt gồm có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2024/TT-NHNN, quyết định kiểm soát đặc biệt gồm có những nội dung sau đây:
(1) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(2) Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
(3) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
(4) Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(5) Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.
(6) Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
(7) Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.
(8) Nội dung khác.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt từ thời điểm nào?
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2024/TT-NHNN như sau:
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
1. Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt kể từ thời điểm Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành.
Như vậy, theo quy định trên, Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt kể từ thời điểm Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?