Hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội bao gồm hình thức nào? Cập nhật kiến thức công tác xã hội trong bao lâu?
Hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội bao gồm hình thức nào? Cập nhật kiến thức công tác xã hội trong bao lâu?
Theo Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
- Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.
Hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội bao gồm hình thức nào? Cập nhật kiến thức công tác xã hội trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp là gì?
Theo Điều 27 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp bao gồm:
- Thực hiện đúng quy định chuyên môn công tác xã hội.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.
- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; chịu trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; thực hành công tác xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tận tâm trong quá trình hành nghề công tác xã hội.
- Giữ bí mật những thông tin mà người sử dụng dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định.
- Thông báo với người có thẩm quyền về trường hợp người hành nghề công tác xã hội khác có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Nghị định này.
- Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề có thời hạn hiệu lực bao nhiêu năm?
Theo Điều 38 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
1. Người hành nghề công tác xã hội được cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.
3. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số định đanh cá nhân hoặc số căn cước, số hộ chiếu.
b) Nội dung hành nghề công tác xã hội.
c) Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
d) Tình trạng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (cấp mới, cấp lại).
4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.
- Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số định đanh cá nhân hoặc số căn cước, số hộ chiếu.
- Nội dung hành nghề công tác xã hội.
- Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
- Tình trạng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (cấp mới, cấp lại).
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
- Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
- Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.
- Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
- Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.
- Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?