Hình ảnh phạt nguội ô tô được lấy từ đâu? Làm sao để biết ô tô của mình có bị phạt nguội hay không?
Hình ảnh phạt nguội ô tô được lấy từ đâu?
Hiện nay, thông tin phạt nguội ô tô có thể được lấy từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính tại Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA
Theo đó, thông tin phạt nguội ô tô được tiếp nhận, thu thập từ những nguồn sau:
- Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;
- Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp theo một trong các hình thức:
+ Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
+ Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
+ Dịch vụ bưu chính;
+ Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Hình ảnh phạt nguội ô tô được lấy từ đâu? Làm sao để biết ô tô của mình có bị phạt nguội hay không? (Hình từ Internet)
Làm sao để biết ô tô của mình có bị phạt nguội hay không?
Để kiểm tra ô tô của mình có bị phạt nguội hay không, chủ xe có thể thực hiện tra cứu phạt nguội ô tô online thông qua các trang web chính thống của cơ quan có thẩm quyền.
Dưới đây là ví dụ về cách tra cứu phạt nguội ô tô trên trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
Để tra phạt nguội ô tô thông qua website của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chủ phương tiện giao thông thực hiện theo những bước sau:
Bước 1:
Truy cập website của Cục Đăng kiểm Việt Nam thông qua đường link: http://app.vr.org.vn/ptpublic/
Bước 2: Hệ thống sẽ tự chuyển hướng đến trang tra phạt nguội ô tô online có dạng như sau:
Bước 3:
Tại trang tra cứu, thực hiện nhập các thông tin sau:
- Biển đăng ký
- Số tem, giấy chứng nhận hiện tại;
- Nhập mã xác thực
Trong đó:
- Đối với ô "Biển đăng ký", thực hiện nhập thông tin như sau:
+ Biển số 4 số (Kiểu cũ): Có thể nhập biểu số có chứa dấu gạch, chữ hoa hoặc chữ thường đều được. Ví dụ: 29H9999 hoặc 29H-9999 hoặc 29h9999.
+ Biển số 5 số (Kiểu mới): Nhập tương tự như biển số xe dạng 4 số nhưng đối với biển xe trắng thêm chữ T (VD: 29A01234T); biển xanh thêm chữ X; biển vàng thêm chữ V.
- Với số tem, giấy chứng nhận nhập dấu "-" phân cách giữa chữ cái và chữ số (VD: KC-2860472).
Bước 4:
Nhấn vào ô "Tra cứu", hệ thống sẽ tự động kiểm tra thông tin và tiến hành thực hiện tra cứu thông tin của phương tiện cũng như thông tin phạt nguội ô tô.
Kết quả trả về bao gồm:
- Thông tin chung: Nhãn hiệu, số khung, loại phương tiện, số máy.
- Thông số kỹ thuật: Kích thước bao, kích thước thùng hàng, khối lượng bản thân, khối lượng hàng hóa chuyển chở cho phép TGGT, số người cho phép chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông, số trục, khối lượng kéo cho phép.
- Lần cuối kiểm định gần đây nhất: Đơn vị kiểm định, ngày kiểm định, số tem giấy chứng nhận.
- Lần nộp phí đường bộ gần đây nhất:
- Thông báo của cơ quan liên quan đến phương tiện: nếu không bị phạt nguội thì dòng này không có ghi gì, còn nếu phương tiện bị phạt nguội dòng này sẽ hiện là phương tiện bị phạt nguội.
Như vậy, người dân có thể thực hiện tra phạt nguội ô tô theo các bước nêu trên.
Tỷ lệ phạt khi chậm nộp phạt nguội ô tô là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về thủ tục nộp tiền phạt như sau:
Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, nếu chậm nộp phạt nguội ô tô, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% số tiền phạt chưa nộp đối với mỗi ngày chậm nộp phạt, trừ một số trường hợp được miễn, giảm tiền phạt theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?