Hiệp sĩ bắt cướp bị thương thì được hưởng chế độ người có công không? Chế độ ưu đãi đối với Hiệp sĩ bắt cướp bị thương quy định như thế nào?

Anh hay xem trên Youtube các đội Hiệp sĩ đường phố Bình Dương tham gia bắt cướp. Cho anh hỏi là Hiệp sĩ bắt cướp mà nếu bị thương thì được hưởng chế độ chính sách gì? Thân nhân của người hưởng chính sách như thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi gì? - Câu hỏi của anh Minh Thành đến từ Tiền Giang

Hiệp sĩ bắt cướp bị thương thì được hưởng chế độ chính sách gì?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự như sau:

Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự
1. Cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về danh dự, tài sản; cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Như vậy, các Hiệp sĩ đường phố tham gia bắt cướp mà nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, bị chết thì được xem xét công nhận là liệt sĩ.

Hiệp sĩ bắt cướp bị thương thì được hưởng chế độ chính sách gì?

Hiệp sĩ bắt cướp bị thương thì được hưởng chế độ chính sách gì? (Hình từ Internet)

Chế độ ưu đãi đối với Hiệp sĩ bắt cướp bị thương quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

+ Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

+ Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

+ Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

+ Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và điểm k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Như vậy, nếu trong quá trình bắt cướp mà các Hiệp sĩ đường phố bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng các chế độ nêu trên.

Ngoài ra thì người nhà của Hiệp sĩ trong trường hợp này cũng được xem xét hưởng các chế độ tại Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020.

Thân nhân của người hưởng chính sách như thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi gì?

Căn cứ vào Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Như vậy, thân nhân của Hiệp sĩ tham gia bắt cướp bị thương thì có thể được xem xét để được hưởng các chế độ nêu trên.

An ninh trật tự
Người có công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự từ ngày 1/7/2024 bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Nhậu nhẹt, hò hét trong khu dân cư lúc 12h đêm thì bị xử phạt thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người này không?
Pháp luật
Dự kiến lực lượng Bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được trang bị trang phục và những phương tiện, thiết bị nào để phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ?
Pháp luật
Nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Kế hoạch trang bị, phương tiện, thiết bị cho lực lượng này được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 01/07/2024 ra sao?
Pháp luật
Người trên 70 tuổi vẫn được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đúng không?
Pháp luật
Tổng hợp những điểm nổi bật Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 mới nhất?
Pháp luật
Chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau từ ngày 01/07/2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét duyệt, công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh trật tự gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh trật tự
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
813 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh trật tự Người có công
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào