Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam là tổ chức gì? Có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam là tổ chức gì?
Theo Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 72/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều 2. Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức pháp nhân và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng năng lượng (điện, than, dầu khí) hoặc liên quan đến đầu tư và xây dựng năng lượng.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Căn cứ quy định trên thì Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức pháp nhân và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng năng lượng (điện, than, dầu khí) hoặc liên quan đến đầu tư và xây dựng năng lượng.
Mục đích của Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam bao gồm:
- Liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
- Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên;
- Làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước;
- Góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Theo Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 72/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều 3. Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Trụ sở chính của Hiệp hội được đặt tại thành phố Hà Nội.
Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 72/2004/QĐ-BNV quy định Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng và phát triển ngành năng lượng Việt Nam, bảo đảm theo đúng kế hoạch đã được duyệt, đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng chuyên ngành năng lượng.
- Đại diện cho hội viên kiến nghị với các Bộ, ngành Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của Hội viên; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong nghiên cứu công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ… trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới.
- Tham gia ý kiến, tư vấn, phản biện, thẩm định hoặc tham gia tư vấn, phản biện, thẩm định về quy hoạch chiến lược phát triển, đầu tư xây dựng, cơ chế, chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật, giá cả sản phẩm, các dự án đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, chế tạo thiết bị, cấp giấy phép hoạt động…, và các công việc quản lý nhà nước khác thuộc ngành năng lượng (điện, than, dầu khí, các dạng năng lượng khác) khi có yêu cầu.
- Hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình săp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
- Cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, thị trường, giá cả để hội viên bố trí lại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển; đẩy mạnh công tác xây dựng các thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
- Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế.
- Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất trong đầu tư và xây dựng các công trình năng lượng theo quy định của pháp luật.
- Hoà giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng hoà giải và hợp tác.
- Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
- Xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế với các cá nhân và các tổ chức trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các Trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
- Xuất bản Tạp chí Năng lượng và Đời sống, Bản tin kinh tế - kỹ thuật - quản lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận của Bí thư chi bộ năm 2024 ngắn gọn? Bài phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết của Bí thư chi bộ?
- Trường chuyên được thành lập ở cấp học nào? Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học nào?
- Bài tham luận xây dựng chi bộ 4 tốt ngắn gọn, ý nghĩa? Bài tham luận chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt thế nào?
- Mẫu phiếu giới thiệu nhân sự Ủy ban kiểm tra là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Nguyên tắc tổ chức của Ủy ban kiểm tra là gì?
- Khi sáp nhập đơn vị hành chính chế độ tiền lương của cán bộ lãnh đạo vẫn làm việc nhưng không giữ chức vụ trước đây có được giữ nguyên?