Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Hiệp hội gồm những cơ quan nào?
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng và Nghị định này.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Hoạt động của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Hội viên của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là các Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công chứng viên.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
Theo quy định trên, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 29 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
2. Hội đồng công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
3. Ban Thường vụ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng công chứng viên toàn quốc.
4. Các cơ quan khác do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
Theo đó, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
+ Hội đồng công chứng viên toàn quốc.
+ Ban Thường vụ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
+ Các cơ quan khác do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
Nhiệm vụ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 30 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?