Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào theo quy định?
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của ai?
Hiệp hội chịu sự quản lý Nhà nước theo Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
Hiệp hội chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Thương mại.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hiệp hội theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
3. Liên kết giữa các hội viên để hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
4. Chủ động trong công tác tìm kiếm và phát hiện hàng giả và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp đỡ các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
5. Hướng dẫn và giúp đỡ hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hội viên.
6. Cập nhật và cung cấp cho các hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
7. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các công việc liên quan đến chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khi được giao.
10. Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật.
11. Tham gia hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam ủy quyền.
Theo đó, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có nhiệm vụ sau:
- Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
- Liên kết giữa các hội viên để hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Chủ động trong công tác tìm kiếm và phát hiện hàng giả và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp đỡ các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
- Hướng dẫn và giúp đỡ hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hội viên.
- Cập nhật và cung cấp cho các hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các công việc liên quan đến chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khi được giao.
- Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam ủy quyền.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam
(Hình từ Internet)
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
Quyền hạn của Hiệp hội theo Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV cụ thể:
Quyền hạn của Hiệp hội
1. Đại diện cho hội viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên khi hội viên bị xâm hại, làm giả về sản phẩm và thương hiệu.
2. Chủ trì phối hợp giữa các hội viên trong việc chủ động tìm kiếm và phát hiện hàng giả để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
3. Đại diện cho hội viên tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan do các cơ quan nhà nước tổ chức khi có yêu cầu.
4. Thành lập và giải thể các tổ chức của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên của Hiệp hội.
6. Khen thưởng các hội viên có thành tích trong thực hiện Điều lệ của Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có quyền hạn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?