Hiệp hội Cao su Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền hạn của Hiệp hội được quy định thế nào?
Hiệp hội Cao su Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Theo Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Cao su Việt Nam như sau:
Hiệp hội Cao su Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước, hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ có liên quan. Hiệp hội hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
Theo quy định trên, Hiệp hội Cao su Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước.
Hiệp hội Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hiệp hội Cao su Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản A Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội.
Hiệp hội Cao su Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu sau:
A. Nhiệm vụ của Hiệp hội:
1. Kiến nghị với Nhà nước về chiến lược phát triển ngành Cao su, các chủ trương, chính sách và biện pháp cần thiết để bảo vệ, khuyến khích người sản xuất, chế biến, xuất khẩu cao su (đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu cao su), đồng thời bảo đảm lợi ích của Nhà nước, xã hội và các hội viên Hiệp hội.
2. Tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh; các kế hoạch về đầu tư, sản xuất, thị trường, áp dụng khoa học công nghệ, tài chính, xuất khẩu, hợp tác quốc tế, các vấn đề khác có liên quan; các giải pháp bình ổn giá cả thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ rủi ro cho ngành hàng cao su Việt Nam theo sự phân công, uỷ quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Tổ chức phối hợp các hoạt động của hội viên trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo… để đạt được hiệu qủa chung cao nhất và điều hòa lợi ích giữa các hội viên. Ngăn chặn kịp thời các hoạt động và hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh.
4. Tư vấn cho các hội viên về công tác nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, công nghệ chế biến, bảo vệ môi trường…
5. Tư vấn cho các hội viên về phương án đầu tư, thị trường, xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát về ngành hàng cao su trong và ngoài nước để hoạt động có hiệu quả.
6. Tổ chức thông tin kịp thời cho các hội viên về tình hình thị trường, kinh tế, khoa học công nghệ, pháp luật, số liệu thống kê trong và ngoài nước qua các bản tin định kỳ, webstie, hội thảo, hội nghị và báo cáo tổng kết hàng năm; trao đổi thông tin với các tổ chức cao su quốc tế, các quốc gia theo nguyên tắc chấp hành các quy định của Nhà nước và Hiệp hội, đảm bảo bí mật quốc gia, bí mật nghề nghiệp và có sự chấp thuận của hội viên.
Theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại khoản A Điều 5 nêu trên.
Quyền hạn của Hiệp hội Cao su Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ khoản B Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội.
Hiệp hội Cao su Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu sau:
...
B. Quyền hạn của Hiệp hội:
1. Đại diện cho ngành Cao su Việt Nam để đàm phán, ký kết các văn bản phù hợp với chức năng hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, tham dự hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát về ngành hàng cao su của các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác khi Hiệp hội được nhà nước cho phép tham gia.
2. Tham gia và kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và các Bộ, nghành liên quan về quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu và các chính sách liên quan đến ngành Cao su Việt Nam.
3. Quản lý và sử dụng các khoản hội phí do các Hội viên đóng góp theo quy định hiện hành của Nhà nước và Hiệp hội; thực hiện nghĩa vụ hội phí đối với các tổ chức quốc tế trong trường hợp Hiệp hội Cao su Việt Nam là thành viên của các tổ chức này.
4. Hiệp hội Cao su Việt Nam được quyền lập và sử dụng quỹ bảo hiểm, qũy hỗ trợ theo quy định của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội để giúp đỡ các hội viên duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng cao su.
5. Chủ tịch Hiệp hội có quyền cử hội viên, cán bộ của Hiệp hội đi công tác trong và ngoài nước theo yêu cầu của công việc và theo kế hoạch của Hiệp hội theo quy định của nhà nước; đề cử các hội viên, cán bộ tham gia các chương trình nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả ngành Cao su Việt Nam.
Như vậy, Hiệp hội Cao su Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại khoản B Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?