Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Hiệp hội có tư cách pháp nhân không?
Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực và phạm vi Hiệp hội hoạt động; tổ chức, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia của các hội viên, tự quản, tự trang trải kinh phí, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các hội viên, tự quản, tự trang trải kinh phí.
Đồng thời Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Hiệp hội có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về trụ sở của Hiệp hội như sau:
Trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản
1. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện tại một số tỉnh và thành phố khác theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Quyền hạn của Hiệp hội
1. Được sử dụng hình ảnh, thông tin của Hiệp hội và các hội viên trên cơ sở cho phép của hội viên để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu của Hiệp hội và hội viên theo quy định của pháp luật.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước.
4. Tham gia ý kiến với Nhà nước trong việc xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động, sự phát triển của Hiệp hội và các hội viên Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Được thành lập các pháp nhân, tổ chức trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
6. Được gây quỹ của Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được dùng nguồn lực của Hiệp hội để thực hiện các hoạt động tài trợ như: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, học bổng, từ thiện xã hội.
9. Được giao lưu, hợp tác và gia nhập làm hội viên của các tổ chức tương ứng của quốc tế, khu vực theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Như vậy, Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có quyền tham gia ý kiến với Nhà nước trong việc xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động, sự phát triển của Hiệp hội và các hội viên Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Hiệp hội cũng có quyền được gây quỹ của Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam được dùng nguồn lực của Hiệp hội để thực hiện các hoạt động tài trợ như: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, học bổng, từ thiện xã hội.
Và được giao lưu, hợp tác và gia nhập làm hội viên của các tổ chức tương ứng của quốc tế, khu vực theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?