Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp theo quy định pháp luật.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam
(Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2023 về nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
Đồng thời Hiệp hội còn hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ hiệp hội.
Quyền hạn của Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội
2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ trong nước và ngoài nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Phổ biến kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội phù hợp với lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật.
8. Khen thưởng các hội viên có thành tích trong hoạt động Hiệp hội, kết nạp và xóa tên hội viên theo quy định của Điều lệ hiệp hội và quy định của pháp luật.
9. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
10. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).
11. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền đại diện cho hội viên trong các quan hệ trong nước và ngoài nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?