Hiện nay việc xử phạt hành vi khai thác sử dụng hoạt động trái phép cảng sông nội địa? Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Xử phạt hành vi khai thác sử dụng hoạt động trái phép cảng sông nội địa?
Căn cứ khoản 5 Điều 28 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa như sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;
b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng bến thủy nội địa;
c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có hành vi tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố, giấy phép hoạt động;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác bến thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.
Về nguyên tắc trước khi xây dựng bến thủy nội địa phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền, nếu tự ý xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng mà không làm đúng quy định thì được xem là trái phép. Cho nên việc xây dựng, khai thác, sử dụng, hoạt động trái phép bến thủy nội địa mà không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng thì sẽ bị xử phạt theo quy định này. Và hành vi khai thác bến thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định này).
Xử phạt hành vi khai thác trái phép cảng sông nội địa
Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có thời hiệu xử phạt trong bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:
a) Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
b) Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;
c) Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa."
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại khoản 5 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?