Hiện nay quy định của pháp luật về vốn pháp định của quỹ tín dụng nhân dân ra sao? Cá nhân đại diện tổ chức tín dụng mang ngoại tệ ra nước ngoài được hay không?
- Mức vốn pháp định của quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có áp dụng mức vốn pháp định không?
- Tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân) có phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hay không?
- Cá nhân đại diện tổ chức tín dụng mang ngoại tệ ra nước ngoài được hay không?
- Giấy tờ gì để xuất trình cho hải quan khi đem ngoại tệ xuất cảnh?
Mức vốn pháp định của quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Như vậy, theo quy định trên tùy theo loại hình quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ở xã hay phường thì có mức vốn pháp định khác nhau và cụ thể như quy định trên.
Quỹ tín dụng nhân dân
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có áp dụng mức vốn pháp định không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:
- Nghị định này quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
+ Tổ chức tín dụng;
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân) có phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về
- Tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này, chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Cá nhân đại diện tổ chức tín dụng mang ngoại tệ ra nước ngoài được hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định về mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
- Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
+ 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
- Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
- Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Như vậy, trường hợp của bạn khi mang ngoại tệ ra nước ngoài đối với USD thì là 5.000 và 15.000.000 đối với VNĐ bạn nhé.
Giấy tờ gì để xuất trình cho hải quan khi đem ngoại tệ xuất cảnh?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định về
- Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:
+ Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
+ Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
- Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
Do đó, khi xuất cảnh bạn phải chuẩn bị trước các giấy tờ có liên quan để đảm bảo được kiểm tra đầy đủ bạn nha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?