Hiện nay cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước?
- Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước theo quy định?
- Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi nào?
Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước theo quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
...
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
Trưng mua, trưng dụng tài sản (Hình từ Internet)
Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
...
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
b) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
Như vậy, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền.
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định cụ thể:
Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Như vậy, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?