Hiện nay các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em? Nhập khẩu đồ chơi súng bắn đạn mềm như thế nào?

Khách hàng của chúng tôi có nhu cầu nhập khẩu đồ chơi súng bắn đạn mềm-soft bullet gun toys (đồ chơi trẻ em) từ Trung Quốc về để kinh doanh tại Việt Nam. Kính mong quý Hải Quan tư vấn thủ tục để chúng tôi nhập khẩu mặt hàng này. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Nhập khẩu đồ chơi súng bắn đạn mềm (đồ chơi trẻ em) như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều 9. Đồ chơi trẻ em
1. Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
2. Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em - QCVN 3:2009/BKHCN.
3. Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan hải quan.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em phải đảm bảo quy định trên.

Đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em

Hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều 6. Hàng hóa cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
2. Các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.

Như vậy, súng bắn đạn mềm được xem như là kích động bạo lực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ thơ cho nên thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu.

Các sản phẩm không được xem là đồ chơi trẻ em

Căn cứ Phụ lục II-Danh mục sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em và các đồ chơi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định như sau:

"1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
2. Ná bắn đá;
3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy;
17. Các loại xe có động cơ hơi nước;
18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em."

Như vậy, theo quy định trên thì súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén thuộc Danh mục có liên quan này. Cho nên, mặt hàng đồ chơi súng bắn đạn mềm-Soft bullet gun toys thuộc dạng đồ chơi trẻ em sẽ không được nhập khẩu để kinh doanh do không đáp ứng về điều kiện, tính năng.

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
6,461 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồ chơi trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào