Hệ thống xử lý khí thải gây mê được thiết kế như thế nào? Trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra nào?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Hệ thống xử lý khí thải gây mê được thiết kế như thế nào? Trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra nào? Câu hỏi của anh N.M.L từ Cần Thơ.

Hệ thống xử lý khí thải gây mê phải được thiết kế như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8022-2:2009 (ISO 7396-2 : 2007) về Hệ thống đường ống khí y tế - Phần 2: Hệ thống xử lý thải khí gây mê thì việc thiết kế hệ thống xử lý thải khí gây mê phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Hệ thống xử lý thải khí gây mê phải được thiết kế sao cho đạt được tính liên tục vận hành trong trạng thái bình thường và trong trạng thái lỗi đơn.

Để đạt mục tiêu này, hệ thống thải khí gây mê phải gồm ít nhất hai nguồn cung cấp không khí để chuyển động bơm đẩy khí thải hoặc ít nhất hai quạt máy, quạt gió hoặc bơm chân không chuyên dụng.

- Hệ thống thải khí gây mê phải sao cho có thể cung cấp lưu lượng thiết kế của hệ thống bằng bất kỳ một nguồn cung cấp không khí hoặc bất kỳ một quạt máy, quạt gió hoặc bơm chân không chuyên dụng bên ngoài dịch vụ.

- Phải có phương tiện để mỗi thiết bị nguồn có thể được cách ly khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

Hệ thống xử lý khí thải gây mê được thiết kế như thế nào? Trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra nào?

Hệ thống xử lý khí thải gây mê phải được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)

Trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra nào?

Các phép thử, kiểm tra trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê được quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8022-2:2009 (ISO 7396-2 : 2007) về Hệ thống đường ống khí y tế - Phần 2: Hệ thống xử lý thải khí gây mê như sau:

Thử nghiệm, đưa vào vận hành và chứng nhận
...
12.2.3. Độ phân giải và độ chính xác của tất cả các thiết bị đo dùng để thử nghiệm phải phù hợp với giá trị quy định cần đo. Tất cả các thiết bị đo sử dụng để chứng nhận phải được hiệu chuẩn tại khoảng phù hợp.
12.3. Các phép thử, kiểm tra và xem xét
Trước khi sử dụng hệ thống phải tiến hành các phép thử, kiểm tra và xem xét:
a) kiểm tra và xem xét sự rò rỉ;
b) kiểm tra việc ghi nhãn và các khoảng đỡ của hệ thống đường ống;
c) kiểm tra chức năng cơ học và độ sạch của các khối đầu nối;
d) kiểm tra đấu nối chéo;
e) phép thử chức năng của thiết bị cấp nguồn;
f) phép thử áp lực và lưu lượng tại khối đầu nối;
g) kiểm tra hệ thống chỉ thị;
h) kiểm tra đường xả của hệ thống thải AGS;
i) kiểm tra về nhận dạng và nhãn của các khối đầu nối.
12.4. Yêu cầu đối với các phép thử, kiểm tra và xem xét liệt kê trong 12.3
12.4.1. Kiểm tra rò rỉ
12.4.1.1. Đường ống phía tải của thiết bị cấp nguồn phải được kiểm tra bằng mắt về tính toàn vẹn của tất cả các mối nối.
...

Như vậy, theo quy định, trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra và xem xét sau đây:

(1) Kiểm tra và xem xét sự rò rỉ;

(2) Kiểm tra việc ghi nhãn và các khoảng đỡ của hệ thống đường ống;

(3) Kiểm tra chức năng cơ học và độ sạch của các khối đầu nối;

(4) Kiểm tra đấu nối chéo;

(5) Phép thử chức năng của thiết bị cấp nguồn;

(6) Phép thử áp lực và lưu lượng tại khối đầu nối;

(7) Kiểm tra hệ thống chỉ thị;

(8) Kiểm tra đường xả của hệ thống thải khí gây mê;

(9) Kiểm tra về nhận dạng và nhãn của các khối đầu nối.

Trên hướng dẫn sử dụng của hệ thống xử lý khí thải gây mê nhà chế tạo phải cung cấp những thông tin gì?

Theo quy định tại tiểu mục 13.1 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8022-2:2009 (ISO 7396-2 : 2007) về Hệ thống đường ống khí y tế - Phần 2: Hệ thống xử lý thải khí gây mê thì trên hướng dẫn sử dụng của hệ thống xử lý khí thải gây mê, nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin sau đây:

- Tên hoặc thương hiệu và địa chỉ của nhà chế tạo;

- Năm chế tạo, và khi thích hợp, thời hạn sử dụng của hệ thống và các linh kiện điều kiện bảo quản và/hoặc xử lý đặc biệt;

- Mọi hướng dẫn vận hành riêng;

- Mọi cảnh báo và/hoặc lưu ý phải thực hiện, cụ thể là nguy cơ cháy hoặc nổ do sử dụng dầu và dầu nhờn trong môi trường giàu ôxy hoặc sử dụng chất gây mê dễ bốc cháy;

- Lô hoặc số seri;

- Quy định kỹ thuật gồm tính năng của hệ thống và kết nối và tháo kết nối các bộ phận và linh kiện có thể tháo dời như thế nào;

- Mô tả hệ thống chỉ thị;

- Vị trí trong trạng thái bình thường (tức là mở hoặc đóng) của van chặn, nếu được lắp;

- Hướng dẫn về kiểm tra định kỳ chức năng của hệ thống;

- Hướng dẫn về nhiệm vụ bảo dưỡng và tần số bảo dưỡng, bản danh mục khuyến cáo các bộ phận dự phòng nếu có thể;

- Thông tin đầy đủ về khí và hơi gây mê được thiết kế để sử dụng trong hệ thống;

- Hướng dẫn loại bỏ các vật dụng hoặc các loại rác thải (ví dụ, dầu được sử dụng trong máy bơm chân không).

Hệ thống xử lý khí thải gây mê
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống xử lý khí thải gây mê được thiết kế như thế nào? Trước khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải gây mê phải tiến hành các phép thử, kiểm tra nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống xử lý khí thải gây mê
844 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống xử lý khí thải gây mê

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống xử lý khí thải gây mê

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào