Hệ thống vay và cho vay chứng khoán thực hiện trên nguyên tắc nào? Được vay qua hệ thống khi thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch đúng không?
Mục đích vận hành hệ thống vay và cho vay chứng khoán là gì?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Quản lý hệ thống vay và cho vay chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giữ vai trò trung gian, tổ chức quản lý, vận hành hệ thống vay và cho vay chứng khoán nhằm mục đích kết nối giữa bên cho vay và bên vay chứng khoán để thực hiện các giao dịch phù hợp với quy định pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam vận hành hệ thống vay và cho vay chứng khoán nhằm mục đích kết nối giữa bên cho vay và bên vay chứng khoán để thực hiện các giao dịch phù hợp với quy định pháp luật.
Hệ thống vay và cho vay chứng khoán thực hiện trên nguyên tắc nào? Được vay qua hệ thống khi thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch đúng không? (Hình từ Internet)
Hệ thống vay và cho vay chứng khoán thực hiện trên nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 40 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì hệ thống vay và cho vay chứng khoán thực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Hoạt động vay và cho vay chứng khoán được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận hoặc khớp lệnh giữa bên vay và bên cho vay trên nguyên tắc bên vay phải có tài sản bảo đảm. Cơ chế khớp lệnh phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên về lãi suất, số lượng chứng khoán và thời gian;
- Tài sản bảo đảm có thể là tiền hoặc chứng khoán đủ điều kiện. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định chứng khoán đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm, tỷ lệ chiết khấu tài sản bảo đảm sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Giá trị tài sản bảo đảm phải đạt tỷ lệ tối thiểu 110% giá trị khoản vay. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm so với giá trị khoản vay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
- Lãi suất cho vay được thỏa thuận trên nguyên tắc tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan;
- Khoản vay phải được hoàn trả bằng chứng khoán đã vay hoặc hoàn trả bằng tiền sau khi được chấp thuận của bên cho vay. Trường hợp bên cho vay nhận hoàn trả khoản vay bằng chứng khoán dẫn tới vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định, phần vượt quá phải được hoàn trả bằng tiền;
- Trường hợp bên cho vay nhận chuyển giao tài sản bảo đảm bằng chứng khoán khi bên vay mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán dẫn tới vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định, bên cho vay có trách nhiệm bán số chứng khoán vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định trong ngày giao dịch kế tiếp ngày nhận chuyển giao.
Thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán vay qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán khi thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Xử lý các trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán
...
3. Trường hợp thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch hoặc xử lý lỗi tự doanh, thành viên bù trừ áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo trình tự sau:
a) Sử dụng chứng khoán vay qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý;
b) Trường hợp đến thời điểm thanh toán theo quy định, thành viên bù trừ vẫn không đủ chứng khoán để thanh toán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện lùi thời hạn thanh toán đối với số lượng chứng khoán thiếu của thành viên bù trừ để tiếp tục áp dụng cơ chế hỗ trợ do thiếu chứng khoán quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản này. Việc lùi thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều 36 Thông tư này.
c) Mua bắt buộc qua hệ thống giao dịch chứng khoán. Giao dịch mua bắt buộc được thanh toán trong ngày và được bù trừ chung với giao dịch có cùng ngày thanh toán qua hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
...
Như vậy, trường hợp thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch thì thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán vay qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán bằng tiền đối với giao dịch thiếu chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Ngày thanh toán là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền có phát sinh lợi ích vật chất mà thành viên bù trừ không hoàn tất việc vay, mua bắt buộc chứng khoán trong thời gian quy định;
- Chứng khoán thiếu không được phép vay và mua bắt buộc theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC mà vẫn không đủ chứng khoán để thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?