Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm những thành phần cơ bản nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm những thành phần cơ bản nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Theo khoản 23 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin đất đai.
Thành phần cơ bản của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo Luật Đất đai mới nhất được quy định tại khoản 3 Điều 163 Luật Đất đai 2024 như sau:
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
1. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
3. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
b) Phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai;
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Theo quy định trên, hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm những thành phần cơ bản nào theo Luật Đất đai mới nhất gồm:
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
- Phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai (Hình từ Internet)
Kinh phí xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được trích từ đâu?
Việc xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được thực hiện bằng kinh phí quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2024 như sau:
Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
1. Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách trung ương bảo đảm cho các hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương thực hiện.
3. Ngân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương thực hiện.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; cung cấp các phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và khai thác thông tin, dữ liệu quốc gia về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Theo đó, kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai?
Việc quản lý phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai thuộc trách nhiệm của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2024 như sau:
Trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và xây dựng phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bảo đảm đến năm 2025 đưa Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác;
b) Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương;
c) Xây dựng, cập nhật dữ liệu đất đai cấp vùng, cả nước và cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai ở trung ương;
d) Tích hợp, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên phạm vi cả nước;
đ) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai.
...
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan có trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, trừ các trường hợp sau:
- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?