Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN Việt Nam là gì? Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán?
Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là gì?
Theo khoản 7 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Hệ thống tài khoản kế toán: Là một tập hợp các tài khoản kế toán dược sử dụng để phân loại phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản của NHNN trong kỳ kế toán.
...
Theo đó, hệ thống tài khoản kế toán là một tập hợp các tài khoản kế toán dược sử dụng để phân loại phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong kỳ kế toán.
Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về mở, sửa đổi tài khoản hoạt động như sau:
Quản lý tài khoản kế toán
1. Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán
a) Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;
c) Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(i) Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;
(ii) Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;
(iii) Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;
(iv) Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;
d) Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:
(i) Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;
(ii) Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện.
2. Mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới hoặc yêu cầu mới về quản lý, theo dõi đối tượng kế toán mà các phân hệ nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng không có khả năng quản lý, theo dõi được, việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện theo quy trình sau:
....
Căn cứ trên quy định trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán như sau:
- Việc quản lý mã tài khoản nhóm A (mã đơn vị), nhóm B (mã phòng ban/ bộ phận), nhóm E (mã liên chi nhánh), nhóm F (mã tài khoản hoạt động) do Cục Công nghệ tin học thực hiện;
- Việc quản lý mã tài khoản nhóm C (mã tài khoản tổng hợp), nhóm D (mã tài khoản chi tiết) do Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện.
Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN Việt Nam là gì? Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm bao nhiêu loại tài khoản?
Theo Điều 7 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước
Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN gồm 8 loại tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (tài khoản trong bảng) và 2 loại tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoài bảng). Cụ thể:
1. Các tài khoản trong bảng gồm:
a) Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản;
b) Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
c) Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác;
d) Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả;
đ) Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
e) Loại 6: Tài khoản trung gian;
g) Loại 7: Thu nhập;
h) Loại 8: Chi phí.
2. Các tài khoản ngoài bảng gồm:
a) Loại 9: Các cam kết ngoài bảng;
b) Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước gồm 8 loại tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (tài khoản trong bảng) và 2 loại tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoài bảng). Cụ thể:
- Các tài khoản trong bảng gồm:
+ Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản;
+ Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
+ Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác;
+ Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả;
+ Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
+ Loại 6: Tài khoản trung gian;
+ Loại 7: Thu nhập;
+ Loại 8: Chi phí.
- Các tài khoản ngoài bảng gồm:
+ Loại 9: Các cam kết ngoài bảng;
+ Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học các cấp file word? Tải về Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 2025 Đợt 1?
- Thủ tục đăng ký khai báo công cụ hỗ trợ ở cấp trung ương theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Bài phát biểu chia tay giáo viên nghỉ hưu 2025 chọn lọc? Mẫu lời phát biểu chia tay đồng nghiệp nghỉ hưu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chuyển giao nhà, đất thuộc tài sản công về địa phương quản lý, xử lý theo Nghị định 03/2025?