Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí được xây dựng vào thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Hệ thống quản lý về an toàn
1. Nhà thầu phải xây dựng, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý về an toàn để đảm bảo an toàn cho toàn bộ các hoạt động dầu khí từ khi bắt đầu giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí đến khi kết thúc giai đoạn thu dọn công trình dầu khí.
...
Như vậy, nhà thầu phải xây dựng hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí từ khi bắt đầu giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí đến khi kết thúc giai đoạn thu dọn công trình dầu khí.
Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí là gì?
Nội dung chính của hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 45/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Chính sách, mục tiêu về an toàn, môi trường lao động và chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó;
- Danh mục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Các quy trình vận hành, xử lý sự cố và bảo trì công trình, máy, thiết bị; các quy định về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình, máy, thiết bị, hóa chất nguy hiểm;
- Các quy định an toàn; biển báo an toàn cho dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; quản lý lưu giữ tài liệu và báo cáo;
- Hệ thống tổ chức công tác an toàn: phân cấp trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, các kênh báo cáo; yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc;
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý an toàn và các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý an toàn.
Năng lực về quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường của các nhà thầu phải được kiểm soát đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân;
- Mọi sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật, công nghệ và các yêu cầu khác có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro phải được tổ chức, cá nhân cập nhật, đánh giá và kiểm soát nhằm bảo đảm hệ thống quản lý an toàn được thực hiện liên tục, thống nhất.
Tài liệu về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP thì khi tiến hành hoạt động dầu khí, nhà thầu có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm:
- Chương trình quản lý an toàn;
- Báo cáo đánh giá rủi ro;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
Trong đó:
(1) Chương trình quản lý an toàn gồm các nội dung chính sau:
- Chính sách và các mục tiêu về an toàn;
- Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn;
- Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động;
- Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;
- Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định về giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Quản lý an toàn của các nhà thầu dịch vụ, tổ chức, cá nhân.
(2) Báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
- Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
- Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;
- Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
(3) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
- Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;
- Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
- Quy trình ứng cứu các tình huống;
- Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
- Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
- Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;
- Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình dầu khí bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí và các nhà thầu dầu khí);
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?