Hệ thống nào hỗ trợ việc quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng?
- Hệ thống nào hỗ trợ việc quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng?
- Tổ chức nào cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Hệ thống nào hỗ trợ việc quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng?
Hệ thống nào hỗ trợ việc quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng? (Hình từ Internet)
Về nội dung này tại Điều 3 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp” là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
2. “Yêu cầu chứng thực” là các yêu cầu cấp mới, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
3. “Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực” là hệ thống điện tử hỗ trợ đăng ký, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng.
Theo đó hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực sẽ là hệ thống điện tử hỗ trợ đăng ký, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng.
Tổ chức nào cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Tại Điều 4 Thông tư 185/2019/TT-BQP quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Thông tin liên hệ:
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại/Fax: 024.3773.8668
Địa chỉ thư điện tử: ca@bcy.gov.vn
Trang thông tin điện tử: http://ca.gov.vn
Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11
Theo đó thì Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Và theo Điều 14 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của tổ chức này như sau:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối khóa bí mật của chứng thư số và xử lý các tình huống trong quá trình cung cấp và quản lý chứng thư số.
- Quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chứng thực chữ ký số, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được an toàn, liên tục.
- Cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin yêu cầu chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo kênh thông tin tiếp nhận các yêu cầu cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật; cập nhật và duy trì 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần các cơ sở dữ liệu trực tuyến về chính sách chứng thư số, các quy định về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thư số của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, danh sách chứng thư số có hiệu lực, chứng thư số bị thu hồi và những thông tin cần thiết khác.
- Quản lý, vận hành, duy trì và tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Tại Điều 12 Thông tư 185/2019/TT-BQP quy định về trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
(1) Xây dựng, ban hành quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong phạm vi quản lý.
(2) Hằng năm, báo cáo tình hình triển khai, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong năm và xây dựng kế hoạch, nhu cầu sử dụng của năm kế tiếp cho thuê bao thuộc quyền quản lý theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ.
(3) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý.
(4) Chủ trì, phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin tổ chức tập huấn, huấn luyện triển khai, sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
(5) Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức:
+ Văn phòng Trung ương Đảng và các ban, cơ quan tham mưu, giúp việc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Hội đồng dân tộc;
+ Các Ủy ban của Quốc hội;
+ Văn phòng Quốc hội;
+ Văn phòng Chủ tịch nước;
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước;
+ Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác theo quy định của cấp có thẩm quyền
Các cơ quan này chỉ đạo, ủy quyền cho cơ quan chuyên trách trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại 4 khoản nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?