Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật thế nào?
- Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật ra sao?
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân như sau:
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân gồm:
+ Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Bộ Quốc phòng (Cục Điều tra hình sự, Cục Thi hành án và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội);
+ Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan điều tra hình sự khu vực;
+ Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) được tổ chức kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong khu vực kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân để tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo thẩm quyền trong Quân đội nhân dân và đvật là vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, pháo nổ, pháo hoa, chất cháy thể lỏng, chất cháy thể khi được giám định, niêm phong và gửi tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong khu vực kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở.
Theo đó, hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Trên đây là quy định về hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân.
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật như sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân.
- Ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Bộ Quốc phòng.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân; thành lập, giải thể, sáp nhập các kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu thiết kế, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, các hạng mục công trình phụ trợ; biểu mẫu; cơ sở dữ liệu quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; nội quy kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê công tác quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật ra sao?
Tại Điều 10 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật như sau:
- Ra lệnh nhập, xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật. Nội dung lệnh phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, tài liệu, đồ vật; lý do, thời gian nhập, xuất, có chữ ký của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng hoặc cấp trưởng, cấp phó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đóng dấu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; họ và tên, chức vụ của người giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Phối hợp cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật: nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật; khi có yêu cầu về niêm phong vật chứng, tài liệu, đồ vật bị bong, rách niêm phong và kịp thời xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật bị hư hỏng theo quy định.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc, quyết định nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật sau khi thu thập được vật chứng, tài liệu, đồ vật phải có trách nhiệm vận chuyển, bàn giao kịp thời cho cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật từ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm:
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp tục bảo quản theo quy định;
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đơn vị đã đề nghị ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đơn vị đã ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật nếu phải tiếp tục bảo quản hoặc phải ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đề tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật thuộc chuyên ngành.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát có thẩm quyền thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, đồng thời vận chuyển, bàn giao vật chứng tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án có thẩm quyền xét xử. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng theo thẩm quyền.
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc, khi ra quyết định liên quan trực tiếp đến vật chứng, tài liệu, đồ vật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để phối hợp, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Định kỳ 06 tháng, năm phối hợp với cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật rà soát, thống kê vật chứng, tài liệu, đồ vật hiện đang bảo quản tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 142/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?