Hệ thống giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi là gì? Quá trình vận hành giếng phải thực hiện đầy đủ những công việc nào?
Hệ thống giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi là gì?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010 thì hệ thống giếng khoan có kết cấu ống lọc được lắp đặt ở chân đê phía đồng để làm giảm áp lực thấm ở nền bằng cách cho thoát nước theo hình thức tự chảy về mùa lũ, kiểm soát quá trình thấm và ngăn ngừa xói ngầm, cát chảy làm mất ổn định nền đê. Nước thoát ra từ hệ thống giếng được dẫn theo hệ thống ống dẫn kết hợp tiêu thoát chân đê chảy vào các ao hồ nội đồng.
Thuật ngữ giếng giảm áp hiểu là: bao gồm cả hệ thống giếng, hệ thống ống dẫn kết hợp với tiêu thoát nước chân đê, hệ thống ống thu nước, hệ thống ống tiêu nước vào các ao hồ nội đồng.
Quá trình vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi phải thực hiện đầy đủ những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010, quá trình vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi phải thực hiện đầy đủ những công việc sau:
- Chuẩn bị thiết bị trước lũ.
- Tổ chức vận hành giếng giảm áp trong lũ.
- Lập báo cáo kết quả quan trắc.
- Phân tích số liệu, phát hiện và đề xuất các giếng phải duy tu bảo dưỡng hoặc xử lý.
- Sơ đồ công việc vận hành, bảo dưỡng giếng được nêu như trong Phụ lục E.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Công tác vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi được tổ chức thực hiện thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010, công tác vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi được tổ chức thực hiện như sau:
(1) Công tác tuần tra, theo dõi quá trình làm việc của giếng theo lịch trình đã lập nêu trong điều 3.2.4. Kiểm tra tình trạng của hệ thống giếng, ống bảo vệ giếng, ống thu nước kết hợp tiêu nước chân đê, hố thu nước, ống thoát nước, máng đo lưu lượng, các thiết bị đo áp suất (piezometers), bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Nước thoát ra từ hệ thống giếng một cách tự do không bị cản trở
- Toàn bộ nước thoát ra khỏi miệng ống thoát phải chảy qua máng đo lưu lượng, không rò rỉ, chảy tràn.
(2) Công tác đo đạc, lấy mẫu nước.
- Đo lưu lượng nước thoát ra từ hệ thống giếng.
+ Đo mực nước, áp lực nước lố rỗng trong các thiết bị đo áp suất;
+ Ghi chép nước lũ (mực nước, lưu lượng) ở sông với trạm đo gần nhất;
+ Quan sát, mô tả độ đục của nước, sự xuất hiện các kết tủa màu đỏ, mức độ kết tủa, đóng cặn ở miệng các ống xả.
+ Mô tả, thống kê mọi sự thay đổi địa hình, địa vật ở trước đê (từ chân đê ra đến tận bờ sông) và sau đê (khoảng cách tối thiểu là 200m kể từ chân đê) có thể ảnh hưởng đến điều kiện cung cấp và tiêu thoát của dòng ngầm như đào lấy đất, đào giếng của dân, xây dựng công trình, đắp tôn nền làm sân vườn, san lấp ao hồ,….
+ Đo mực nước ở các ao hồ nội đồng;
+ Đo mực nước trong các giếng của dân;
+ Mô tả tình trạng làm việc của từng giếng, tình trạng mái đê, nền đê, các mạch sủi (nếu có).
+ Phạm vi thực hiện các mục trong khoảng cách tối thiểu là 200m kể từ chân đê phía đồng.
- Tần suất đo mực nước sông, mực nước ở các ao hồ nội đồng, mực nước trong các thiết bị đo áp suất và trong các giếng của dân, lưu lượng thoát của hệ thống giếng được quy định theo Phụ lục A.
- Các số liệu đo, mô tả phải được ghi vào các biểu tương ứng ngay tại hiện trường theo mẫu nêu trong Phụ lục B và C.
- Mùa lũ năm đầu tiên phải đo lưu lượng của hệ thống giếng tại tất cả các máng đo và đo lưu lượng trực tiếp của từng giếng bằng máy đo lưu tốc đứng trong giếng để làm tài liệu chuẩn so sánh. Đối với các giếng độc lập mà có bố trí máng đo lưu lượng tại cửa xả có thể chỉ cần đo lưu lượng tại máng đo mà không cần đo trực tiếp trong giếng. Các năm tiếp theo chỉ đo lưu lượng tại các máng đo, việc đo trực tiếp trong giếng bằng máy đo lưu tốc đứng chỉ thực hiện khi có yêu cầu cần xác định cho các giếng có vấn đề.
- Lưu lượng đọc tại máng đo được xác định theo biểu đồ nêu trong Phụ lục D căn cứ chiều cao mực nước chảy qua máng đo.
- Trong quá trình quan trắc định kỳ theo lịch trình, nếu phát hiện có cát ra theo nước, tức là giếng đang có vấn đề có thể dẫn đến tình huống khẩn cấp, phải lấy mẫu nước để phân tích hàm lượng cát, đồng thời thực hiện các thao tác quy định (xử lý khẩn cấp).
- Cách thức lấy mẫu như sau: đối với giếng độc lập, mẫu được lấy tại cửa xả, hoặc lấy trực tiếp trong giếng. Đối với nhóm giếng nối với nhau bằng ống thu nước, mẫu được lấy bằng thiết bị múc trực tiếp trong giếng.
- Lượng nước mỗi lần lấy ít nhất phải là 1 lít. Không được đổ bớt mẫu nước sau khi hứng hoặc múc vì lúc đó cát đã lắng, việc đổ bớt nước từ lượng nước đã lấy sẽ không còn bảo đảm khách quan tỷ lệ lượng cát ra theo nước.
- Việc lấy mẫu nước để phân tích thành phần hóa hoạc được thực hiện hàng năm, Mẫu được lấy tại máng đo lưu lượng vào những ngày đầu tiên nước thoát ra từ hệ thống giếng hoặc khi phát hiện thấy có kết tủa.
Lập báo cáo kết quả quan trắc.
Kết quả đo, quan trắc phải được lập thành báo cáo tuần, báo cáo tháng, chuyển cho Người xử lý số liệu cùng với toàn bộ các biểu ghi chép số liệu gốc ở hiện trường để phân tích xử lý. Khi gặp trường hợp khẩn cấp, phải báo ngay cho đơn vị chịu trách nhiệm xử lý mà không chờ đưa vào báo cáo tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?