Hệ thống điện và nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng cần đảm bảo những quy định gì?
- Phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào mới phù hợp theo QCVN 12:2014/BXD?
- Việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
- Hệ thống điện và nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng cần đảm bảo những quy định gì mới đúng với Quy chuẩn?
Phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào mới phù hợp theo QCVN 12:2014/BXD?
Theo tiểu mục 1.4.1 Mục 1.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD - Hệ thống điện nhà ở công cộng có giải thích như sau:
Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng (sau đây gọi tắt là hệ thống điện nhà)
Tổ hợp các đường dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống nối đất và dây dẫn bảo vệ từ điểm cấp điện của tòa nhà đến các điểm tiêu thụ.
Cũng theo tiểu mục 2.1.2 mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD - Hệ thống điện nhà ở công cộng quy định về Yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện đối với nhà ở và nhà công cộng như sau:
"2.1.2 Yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện
2.1.2.1 Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn.
2.1.2.2 Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc băng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của cùng một mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp.
2.1.2.3 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.
2.1.2.4 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các dây dẫn của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.
2.1.2.5 Các dây dẫn của một mạch điện không được phân bố trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang cáp khác nhau; trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có).
2.1.2.6 Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện.
2.1.2.7 Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện.
2.1.2.8 Phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị có khả năng phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm.
2.1.2.9 Các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp."
Hệ thống điện và nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng cần đảm bảo những quy định gì?
Việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Theo tiểu mục 2.1.13 Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD - Hệ thống điện nhà ở công cộng có Yêu cầu đối với việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà như sau:
"2.1.13 Yêu cầu đối với việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà
2.1.13.1 Các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải phù hợp với điện áp của mạng cấp điện, điều kiện môi trường và yêu cầu sử dụng.
2.1.13.2 Phải sử dụng loại ổ cắm điện có cực nối đất an toàn.
2.1.13.3 Ở những nơi dành cho trẻ em, ổ cắm điện và công tắc đèn phải đặt cao cách sàn hoàn thiện 1,5 m, trừ trường hợp có các biện pháp bảo vệ an toàn.
2.1.13.4 Trong các cửa hàng, nhà hàng và nhà công cộng khác, các công tắc đèn chiếu sáng bình thường, chiếu sáng sự cố và thoát hiểm phải lắp đặt ở các nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được để thao tác.
2.1.13.5 Phải sử dụng động cơ điện kiểu kín.
2.1.13.6 Trường hợp sử dụng động cơ điện kiểu hở phải lắp đặt ở gian riêng, có tường, trần và sàn nhà bằng vật liệu không cháy và phải cách các bộ phận cháy được của nhà ít nhất là 0,5 m.
2.1.13.7 Phải lắp đặt động cơ điện dùng chung và các thiết bị bảo vệ, điều khiển của chúng ở nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được.
2.1.13.8 Phải bố trí các nút bấm điều khiển thiết bị điện dùng chung tại chỗ vận hành thuận tiện và có nhãn ghi để phân biệt.
2.1.13.9 Trường hợp phải lắp đặt động cơ điện ở tầng áp mái thì không được lắp đặt trực tiếp trên các phòng ở, phòng làm việc và phải đảm bảo mức ồn cho phép theo các quy định hiện hành."
Hệ thống điện và nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng cần đảm bảo những quy định gì mới đúng với Quy chuẩn?
Theo tiểu mục 2.3.6 Mục 2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD - Hệ thống điện nhà ở công cộng có quy định về hệ thống điện và nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng, cụ thể như sau:
"2.3.6 Hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn
2.3.6.1 Phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận thiết yếu cho dịch vụ an toàn làm việc ở mọi thời điểm, mọi điều kiện.
2.3.6.2 Các dịch vụ an toàn bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các hạng mục sau:
a) Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm;
b) Bơm chữa cháy;
c) Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy;
d) Hệ thống báo động (có cháy, khói, khí CO, đột nhập);
đ) Hệ thống sơ tán;
e) Hệ thống hút khói;
g) Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm;
h) Thiết bị y tế thiết yếu.
2.3.6.3 Trong mạch IT phải có thiết bị kiểm soát cách điện liên tục để phát tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng khi xuất hiện sự cố chạm đất đầu tiên.
2.3.7 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn
2.3.7.1 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn (ắcqui, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định.
2.3.7.2 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn phải được lắp cố định ở vị trí thích hợp, có biện pháp thông gió và thoát khí thải ra ngoài một cách an toàn. Sự cố ở nguồn cấp điện bình thường không được gây ảnh hưởng bất lợi cho nguồn điện này.
2.3.7.3 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn dùng kết hợp cho các mục đích khác thì không được gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính. Phải có biện pháp để khi có sự cố ở mạch cung cấp điện cho mục đích khác không làm mất điện của dịch vụ an toàn.
2.3.7.4 Nếu một nguồn dùng cho dịch vụ an toàn cấp điện đồng thời cho dịch vụ an toàn của nhiều tòa nhà thì sự cố trong các dịch vụ an toàn của một tòa nhà không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nguồn đó."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?