Hệ thống báo hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng trên đường cao tốc cần tuân thủ những tiêu chuẩn gì?
Hệ thống báo hiệu giao thông trên đường cao tốc cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tiểu mục 11.3 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, báo hiệu giao thông trên đường cao tốc được quy định như sau:
"11.3 Báo hiệu giao thông trên đường cao tốc
11.3.1 Việc thiết kế báo hiệu giao thông trên đường cao tốc phải đạt được các yêu cầu sau:
- góp phần thực hiện quy định về loại phương tiện cho đi lại theo 4.1 và các quy tắc tổ chức giao thông (xem 4.2) trên đường cao tốc;
- cung cấp đầy đủ cho người sử dụng đường các thông tin về mạng lưới đường liên quan, về hành trình (cây số, khoảng cách...), về đường đi ở các chỗ giao nhau và chỗ ra vào đường cao tốc, về dự phòng tai nạn, về hệ thống phục vụ dọc tuyến.
Để thực hiện các yêu cầu trên một cách đầy đủ, phải lặp lại các thông tin cần thiết bằng cách kết hợp giữa biển báo (cả loại đặt trên cột và đặt trên khung giá cao vượt ngang đường) với các vạch kẻ, ký hiệu và các chữ viết ngang trên mặt đường, việc kết hợp này phải luôn thống nhất, không được mâu thuẫn nhau.
11.3.2 Vị trí đặt, cấu tạo (loại vật liệu, kích thước, cỡ chữ, mầu sắc...) của các loại biển báo, vạch kẻ (vạch nằm ngang, vạch đứng, chữ viết, kí hiệu) phải tuân theo đúng các quy định trong 22TCN 237-01.
11.3.3 Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để loại công trình báo hiệu nêu trên lấn ra các dải an toàn của mặt đường kể cả với không gian theo chiều đứng; riêng trường hợp biển báo treo hoặc đặt trên khung tín hiệu ngang qua đường thì phải bảo đảm tĩnh không chiều đứng tối thiểu là 5,2 m.
11.3.4 Các biển báo trên đường cao tốc đều phải dùng loại có gắn kính phản chiếu hoặc loại làm bằng vật liệu phản quang.
11.3.5 Đối với các chỗ giao khác mức liên thông thì phải đặt biển báo báo cho lái xe biết trước 10 s (trên biển có ghi các hướng đi theo sơ đồ nút giao)."
Hệ thống báo hiệu giao thông trên đường cao tốc cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống chiếu sáng đường cao tốc được bố trí theo quy định nào?
Căn cứ tiểu mục 11.5 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, hệ thống chiếu sáng trên đường cao tốc được lắp đặt theo tiêu chuẩn sau:
"11.5 Chiếu sáng đường cao tốc
11.5.1 Bố trí chiều sáng trên đường ô tô cao tốc phải thực hiện ở các khu vực sau:
- tại khu vực có trạm thu phí đường;
- trong hầm;
Ngoài ra cũng nên bố trí tại các đoạn sau:
- trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường cao tốc;
- ở các đoạn ra khỏi đường cao tốc gặp một đoạn đường có chiếu sáng được nối với đường cao tốc, hoặc đoạn qua sát một vùng có chiếu sáng (khu công nghiệp, sân bay...);
- ở bên phải các trạm phục vụ kỹ thuật;
- ở các biển báo chỉ dẫn quan trọng (khi không có điều kiện sử dụng các biển báo hộp có đèn tự chiếu sáng).
11.5.2 Độ chiếu sáng yêu cầu được thể hiện bầng độ rọi trung bình phải đạt được trên mặt đường đường cao tốc từ 1 cd/m2 đến 2 cd/m2 (canđêla/m2).
Mức độ chiều sáng đồng đều trên phần xe chạy được thể hiện bằng tỉ số độ rọi ở nơi tối nhất và nơi sáng nhất không được quá 1:1,3 theo hướng dọc tuyến và 1:2,5 theo chiều ngang phần xe chạy.
11.5.3 Việc chuyển từ đoạn được chiếu sáng sang đoạn không được chiếu sáng phải thực hiện dần dần bằng cách giảm độ rọi trung bình từ 2 cd/m2 xuống 0 cd/m2 trong một phạm vi tối thiểu là 250 m. Nếu các đoạn có yêu cầu chiếu sáng cách nhau dưới 250 m thì nên bố trí chiếu sáng liên tục cả đoạn nằm giữa chúng.
11.5.4 Đèn chiếu sáng được đặt trên các cột, trụ cao từ 12 m đến 15 m bố trí thành hàng ở dải phân cách hoặc trên lề đường cao tốc hoặc vừa ở dải phân cách, vừa ở lề (thẳng hàng ngang hoặc so le). Khoảng cách giữa các cột, trụ phải được xác định thông qua tính toán để bảo đảm đúng các yêu cầu tại Điểm 11.5.2 và Điểm 11.5.3."
Việc bố trí, xây dựng các cơ sở phục vụ trên đường cao tốc được thực hiện theo quy định nào?
Theo quy định tại tiểu mục 11.6 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế về các cơ sở phục vụ trên đường cao tốc cụ thể như sau:
"11.6 Các cơ sở phục vụ trên đường cao tốc
11.6.1 Dọc đường cao tốc nên bố trí và xây dựng các cơ sở phục vụ dưới đây cho mọi đối tượng sử dụng đường:
- cứ khoảng từ 15 km đến 25 km bố trí một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường tại đây người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe; vị trí có thể được chọn xa đường từ vài chục mét đến hàng trăm mét;
- cứ khoảng từ 50 km dến 60 km nên bố trí một trạm phục vụ kĩ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn);
- cứ khoảng từ 120 km đến 200 km nên bố trí một trạm phục vụ lớn (có khả năng sửa chữa phương tiện, cấp xăng, dầu, ngoài ra còn có thể tiếp đón người đi đường với nhà ăn, khách sạn, văn phòng chỉ dẫn du lịch, chỉ dẫn trung chuyển...), có xét phù hợp với đối tượng khách chiếm đa số và còn phải có chỗ đỗ xe lâu.
11.6.2 Nên kết hợp với các thị trấn dọc tuyến để bố trí các cơ sở phục vụ nêu trên. Đường vào và ra các trạm dừng xe hoặc trạm phục vụ phải tuân thủ các quy định như ở 7.8.
11.6.3 Các chỗ dừng xe nghỉ dọc tuyến nên được bố trí ớ những nơi có phong cảnh đẹp với các quy mô khác nhau:
- loại dừng chốc lát: cho phép dừng từ 1 xe đến 3 xe, có thể bố trí một lều nghỉ có bản đồ chỉ dẫn du lịch...;
- loại dừng lâu: dừng được nhiều xe và có thể có quán giải khát, có trạm điện thoại. . .
11.6.4 Các trạm phục vụ phải được bố trí ở những chỗ ra, vào thuận tiện, không che khuất tầm nhìn của các đoạn dốc hoặc đường vòng và xa các chỗ giao nhau; lối ra vào phải rộng trên 6 m và khống chế tốc độ dưới 40 km/h.
Nên bố trí các trạm này (đặc biệt là trạm cung cấp xăng, dầu) đều, đối xứng (gần như đối diện, nếu lệch vẫn có thể trông thấy nhau) và có khả năng cung cấp, phục vụ như nhau. Đối với nhà ăn, khách sạn có thể bố trí cả về một phía đường nhưng lúc này phải làm cầu vượt hoặc hầm chui đường cao tốc cho hành khách, còn bãi đỗ xe vẫn phải bố trí ở cả hai bên đường.
Quy mô của các trạm này phải được dự tính trên cơ sở lưu lượng, thành phần dòng xe, số người đi xe cho mỗi loại dịch vụ tại trạm.
11.6.5 Các trạm điện thoại khẩn cấp (báo khẩn cấp về cơ quan quản lý đường, cảnh sát giao thông, xưởng sửa chữa ô tô, trạm cấp cứu tai nạn….) được bố trí dọc đường cao tốc với khoảng cách từ 2 km đến 3 km và tại hai đầu các công trình lớn (cầu lớn, hầm). Trạm được đặt ở phần lề trồng cỏ, đằng sau các lan can hoặc tường phòng hộ và phải đặt từng cặp đối nhau ở cả hai bên lề phía phải theo hai chiều xe chạy. Cấm bố trí một trạm điện thoại duy nhất trong phạm vi dải phân cách. Trạm phải được sơn trang trí dễ nhận biết và thống nhất trên toàn tuyến"
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định chi tiết về hệ thống báo hiệu giao thông, hệ thống chiếu sáng cũng như các cơ sở phục vụ trên đường cao tốc.
Các cá nhân, tổ chức có liên quan cần áp dụng những tiêu chuẩn trên vào việc thiết kế, xây dựng để thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?