Hệ số phụ cấp chức vụ đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số phụ cấp chức vụ đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số phụ cấp chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được căn cứ theo STT 10 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) như sau:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hệ số phụ cấp chức vụ đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay là 1,20.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Từ ngày 01/7/2023, phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 2.160.000 đồng.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo quy định nêu trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Hệ số phụ cấp chức vụ đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?