Hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
...
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
...
Theo đó, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải là phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
Như vậy, trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải là một trong những hành vi bi nghiêm cấm. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi phạm quy định về bảo vệ công trình hàng hải như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ công trình hàng hải
.....
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện và các thiết bị của công trình hàng hải mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của các thiết bị báo hiệu hàng hải;
c) Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây đâm va ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải hoặc buộc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm.
*Lưu ý: Mức phạt tiền được quy đinh ở trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).
Hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, hành vi trộm cắp các thiết bị của công trình hàng hải có thể bị truy cứu với tội trộm cắp tài sản khi thuộc các trường hợp nêu trên. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi phạm tội mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng và hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?