Hành vi thả diều trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện gây sự cố bị xử phạt hành chính như thế nào?
Có được phép thả diều trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện không?
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện:
“Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
...
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.”
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ hành lang an toàn lưới điện:
"Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
3. Thả diều, vật bay gần lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện."
Theo đó, hành vi thả diều gần lưới điện cao áp nếu có khả năng gây sự cố lưới điện là hành vi vi phạm quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây điện bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về điện lực.
Hành lang an toàn lưới điện
Hành vi thả diều phạm vi hành lang an toàn lưới điện gây sự cố bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về an toàn điện như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
d) Thả điều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện;
đ) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần không mang điện trên hệ thống điện;
e) Chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp mà không thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết theo quy định;
g) Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định."
Theo đó, nếu người nào thả diều trong hành lang an toàn lưới điện mà gây ra sự cố lưới điện như vướng vào dây điện gây chập điện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi thả diều phạm vi hành lang an toàn lưới điện hay không?
Căn cứ Chương 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại địa phương thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; khoản 1 Điều 15 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1, 2 Điều 9; từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 11; từ khoản 1 đến khoản 6 và khoản 8 Điều 12; từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 15; khoản 1, khoản 2 Điều 16; Điều 18; khoản 1, khoản 2 Điều 19; khoản 1, 2 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 24; Điều 25; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; khoản 1, 4, 5 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; Điều 6; khoản 1, 2, 3 Điều 9; khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12 và các điều từ Điều 15 đến Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn, đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt."
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên mới có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi thả diều phạm vi hành lang an toàn lưới điện, do mức xử phạt đối với hành vi này từ 5 - 10 triệu đồng vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng định kỳ hằng năm cho cán bộ công chức viên chức có kết quả đánh giá xếp loại chất lượng từ mức nào? Khi nào nhận được tiền?
- Tranh chấp lao động và tranh chấp liên quan đến lao động mà công đoàn tham gia giải quyết gồm tranh chấp nào?
- Ngày của Phở là gì? Ngày của Phở là ngày nào? Ngày của Phở được khởi xướng khi nào? Ngày của Phở có phải ngày lễ lớn?
- Người trung gian trong giao dịch điện tử là gì? Người nhận thông điệp dữ liệu có bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu?
- Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào? Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?