Hành vi phóng hỏa giết người là hành vi cố ý phạm tội trực tiếp hay cố ý phạm tội gián tiếp? Người phạm tội phải chịu bao nhiêu năm tù?
Người thực hiện hành vi phóng hỏa giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hành vi phóng hỏa giết người được khép vào tội giết người, được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi phóng hỏa giết người trong trường hợp mà anh nêu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 123 này, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi phóng hỏa giết người là hành vi cố ý phạm tội trực tiếp hay cố ý phạm tội gián tiếp?
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội như sau:
Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Để xác định việc các nhân thực hiện hành vi phóng hỏa giết người là hành vi cố ý phạm tội trực tiếp hay cố ý phạm tội gián tiếp thì cần xác định được mục đích phạm tội người đó là gì, cụ thể:
Trường hợp người phạm tội nhận thức được việc mình làm, mục đích chính là giết người bằng hình thức phóng hỏa thì sẽ được xem là cố ý phạm tội trực tiếp.
Trường hợp người phạm tội chỉ có mục đích phóng hỏa nhằm hù dọa, cảnh cáo,...nạn nhận chứ không nhằm mục đích giết người nhưng vẫn làm thực hiện (nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra) thì được xem là cố ý phạm tội gián tiếp.
Người thực hiện hành vi phóng hỏa giết người sẽ bị lãnh mức án bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phóng hỏa giết người là bao nhiêu năm?
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Việc phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
....
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phóng hỏa giết người sẽ căn cứ vào khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố:
(1) Trường hợp người thực hiện hành vi phóng hỏa giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm tù.
(2) Trường hợp người thực hiện hành vi phóng hỏa giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khu hình phạt từ 12 đến dưới 15 năm tù thì sẽ thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 15 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong quản lý công tác văn thư, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm những trách nhiệm nào?
- Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nào? Có được chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở không?
- Quyết định trưng dụng đất có được thể hiện dưới dạng lời nói hay không? Quyết định trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu nào?
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
- Tải mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu chuẩn Thông tư 16? Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu là gì?