Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý như thế nào?
- Phương tiện thủy nội địa phải được đăng ký lại trong các trường hợp nào?
- Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là bao lâu? Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này quy định ra sao?
Phương tiện thủy nội địa phải được đăng ký lại trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định đăng ký phương tiện như sau:
- Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.
- Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:
+ Chuyển quyền sở hữu;
+ Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
+ Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
+ Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 1 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị mất, hỏng được cấp lại khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Theo đó trường hợp chuyển nhượng phương tiện thủy nội địa anh cần thực hiện thủ tục đăng ký lại phương tiện.
Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lí như thế nào?
Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý như thế nào?
Trường hợp không thực hiện đăng ký lại thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kẻ, sơn, gắn số đăng ký hoặc kẻ, sơn, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định hoặc số đăng ký phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
b) Không kẻ, sơn, gắn vạch dấu món nước an toàn (dấu mạn khô) của phương tiện hoặc kẻ, sơn, gắn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện không đúng theo quy định hoặc vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
c) Không kẻ, sơn, gắn biển ghi số người hoặc kẻ, sơn, gắn biển ghi số người được phép chở trên phương tiện không đúng quy định hoặc biển ghi số người bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
d) Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch;
đ) Khai thác, sử dụng phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định;
e) Không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
g) Không mang theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc bản sao có chứng thực và giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (đối với trường hợp phương tiện thế chấp) theo quy định;
h) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định."
Quy định không có phân biệt đối tượng nhận chuyển nhượng là ai, do đó, khi chuyển nhượng cho người nước ngoài mà không thực hiện thủ tục đăng ký lại thì vẫn xử phạt theo quy định trên. Mức xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sang tên cho người nước ngoài từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là bao lâu? Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này quy định ra sao?
Theo Điều 3; khoản 5 và khoản 6 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm;
- Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với cá nhân.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là 01 năm. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Và thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?