Hành vi lôi kéo người khác không bỏ phiếu cho nam giới ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ bị xử phạt như thế nào?
Hành vi lôi kéo người khác không bỏ phiếu cho nam giới ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị như sau:
"Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
[...]
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi thực hiện các thủ tục lấy ý kiến về ứng cử viên để bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
[...]"
Như vậy, người nào có hành vi lôi kéo người khác không bỏ phiếu cho nam giới ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định trên.
Hội liên hiệp phụ nữ (Hình từ Internet)
Xử lý hành vi nói sai sự thật nam giới ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ vì định kiến như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1, điểm d khoản 7 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị:
"Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
d) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
[...]
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
[...]"
Theo đó, những người cố ý tuyên truyền sai sự thật để người khác không bỏ phiếu cho bạn ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ vì là nam sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả xin lỗi công khai người bị xâm phạm, trừ trường hợp bạn có đơn không yêu cầu và buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật về bạn.
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ có phải là cán bộ không?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định các chức danh được coi là công chức như sau:
"Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
[...]
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Theo đó, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương và địa phương được coi là cán bộ. Theo khoản 2 Điều 9 Hiến pháp 2013 thì Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?