Hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Trẻ em cần được chăm sóc thay thế trong những trường hợp nào?
Theo Điều 62 Luật Trẻ em 2016 quy định về các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế như sau:
Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
2. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
3. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.
4. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.
Như vậy, trẻ em cần được chăm sóc thay thế trong trường hợp sau đây:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
- Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
- Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.
- Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.
Chăm sóc thay thế cho trẻ em (Hình từ Internet)
Lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 12 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
...
Theo đó, lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo Điều 32 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấm lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi như sau:
Vi phạm quy định về cấm lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác;
b) Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em buộc phải chịu mọi chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em (nếu có) và buộc phải chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em hay không?
Theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em là 15.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?