Hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động giá nhằm trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động giá nhằm trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có phải điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá không?
Hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động giá nhằm trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Cùng với đó căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
...
Theo đó, đối với hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm buộc phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.
Cùng với đó, thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động giá nhằm trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ là 300.000.000 đồng và còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Ngoài ra, buộc tổ chức, cá nhân phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có phải điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật Giá 2023 có quy định về việc niêm yết giá như sau:
Niêm yết giá
...
3. Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa dịch vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?