Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
...
2. Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
Như vậy, hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:
(1) Đối với cá nhân
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
(2) Đối với tổ chức (mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân ngoài bị phạt tiền còn phải buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước.
Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính lên tới 25 triệu đồng? (Hình ảnh Internet)
Hàng hóa, dịch vụ nào được tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
(1) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
(2) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
(3) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
(4) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực giá là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Giá 2023 quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật Giá 2023.
- Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.
- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?