Hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính có thể bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính có thể bị xử phạt như thế nào?
- Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được thể hiện như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính?
Hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 và điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến khoa học, công nghệ như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến khoa học, công nghệ
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;
b) Không cho người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
...
Lưu ý, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời, buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi trên.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Theo đó, nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Đồng thời, nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên đối với hành vi không cho người khác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh đều có quyền xử phạt hành vi trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?
- Chuyển làn không bật xi nhan theo quy định mới phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168 không?
- Ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Kịch bản chương trình Đại hội chi bộ không có cấp ủy? Kịch bản chi tiết Đại hội chi bộ không có cấp ủy?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức nước ngoài mới nhất như thế nào?