Hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp bị xử lý như thế nào? Bên bán cung cấp sai thông tin làm khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp thì bên mua có bị phạt hay không?

Bên công ty chị có hợp đồng mua bán với bên công ty a. Nhưng khi bên a bán hàng cho công ty chị thì đã làm sai hóa đơn dẫn đến công ty chị khai thuế sai, lúc khai thuế bên chị đã phát hiện và báo bên thuế, nhưng bên chị giờ đã mất hóa đơn mà bên công ty cung cấp nên không chứng minh được là lỗi của công ty a. Cho chị hỏi quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp như thế nào? - Câu hỏi của chị Kim Ngân đến từ Bình Dương

Bên bán cung cấp sai thông tin làm khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp thì bên mua có bị phạt hay không?

Các hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
1. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bao gồm:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
c) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.

Như vậy, trường hợp của mình đã thuộc vào điểm c khoản 1 nêu trên, nếu chị không thể chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng thì mình có thể sẽ bị xử lý theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp bị xử lý như thế nào?

Hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này".

Như vậy, trường hợp của mình có thể bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Đồng thời bị buộc nộp lại số tiền thuế còn thiếu theo đúng quy định.

Các tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các tình tiết giảm nhẹ như sau:

Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, có các tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế quy định như trên, theo trường hợp của chị thì chị có thể áp dụng khoản 1 và khoản 2 nêu trên.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
44,912 lượt xem
Khai sai thuế
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính có phải được thực hiện bằng hiệu lệnh hay không?
Pháp luật
Tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính là gì? Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết?
Pháp luật
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có phải xử phạt hết những người vi phạm không?
Pháp luật
Vi phạm hành chính nhiều lần là gì? Vi phạm hành chính nhiều lần có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? Vi phạm hành chính có tổ chức có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai sai thuế Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai sai thuế Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào