Hành vi chích điện vào chân vợ hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không?
- Chích điện vào chân vợ để hù dọa không dám ly hôn có được xem là hành vi cản trở ly hôn theo quy định pháp luật hiện nay không?
- Hành vi chích điện vào chân vợ để hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi chích điện vào chân vợ hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không?
Chích điện vào chân vợ để hù dọa không dám ly hôn có được xem là hành vi cản trở ly hôn theo quy định pháp luật hiện nay không?
Căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa về cản trở ly hôn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
...
Theo quy định thì hành vi cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn.
Như vậy, đối với việc người chồng có hành vi chích điện vào chân vợ để hù dọa để vợ không dám ly hôn được xem là hình cản trở ly hôn.
Hành vi chích điện vào chân vợ hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không? (Hình từ Internet)
Hành vi chích điện vào chân vợ để hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về tội cản trở ly hôn như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...
Như đã nói thì hành vi chích điện vào chân vợ để hù dọa không dám ly hôn được xem là hành vi cảnh trở ly hôn. Theo đó, người có hành vi cản trở ly hôn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy theo tính chất vụ việc.
Hành vi chích điện vào chân vợ hù dọa không dám ly hôn của người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Việc chích điện vào chân vợ là hành vi có tính chất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và có thể gây chết người.
Tùy theo tính chất vụ việc trong quá trình điều tra thì có thể xét hành vi chích điện vào chân vợ của người chồng vào trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trên là từ từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp hành vi phạm tội của người chồng không đủ yếu tố để xét vào tội giết người có tính chất côn đồ thì có thể căn cứ vào khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người từ 07 đến 15 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?